Sáng 11.11,ậtChiêubìnhthơTươngAnquậnvươngMiênBửku11 Vầng trăng tri thức - Tủ sách gia đình tổ chức buổi nói chuyện "Tương An quận vương - một thi tài bị bỏ quên" tại Nhã Nam Books N' Coffee (Q.Bình Thạnh, TP.HCM). Buổi nói chuyện "ôn cố tri tân" - vừa giới thiệu quyển sách tái bản lần 3 của GS. Nguyễn Khuê là Tâm trạng Tương An quận vương qua thi ca của ông, vừa nhắc nhớ cho mọi người, đặc biệt là người trẻ về lịch sử, văn chương nước nhà qua trường hợp ngài Tương An. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn dẫn dắt buổi trò chuyện; ngoài ông, PGS.TS. Đoàn Lê Giang cũng góp mặt.
Nhà nghiên cứu Nhật Chiêu đến từ sớm. Trước để "thăm lại" GS. Nguyễn Khuê, sau là để chia sẻ chút cảm khái về thơ văn của Tương An quận vương, người mà "chẳng hiểu sao văn học sử dường như lãng quên".
Trước khi vào phần bình thơ của Nhật Chiêu, nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn đã tóm lược bức tranh toàn cảnh thời vua Lê - chúa Trịnh và binh biến triều Nguyễn. Phần trình bày rất dài, rất chi tiết. Tuy sinh ra trong thời buổi loạn lạc nhưng hoàng tử Nguyễn Phúc Miên Bửu được vua cha cho ăn học đàng hoàng, dạy dỗ rất nghiêm. Sinh thời, hoàng tử là người văn võ song toàn, môn nào cũng giỏi. Về tài văn chương thi phú, hoàng tử vô cùng nổi bật so với hai hoàng tử Tuy Lý Vương Miên Trinh, Tùng Thiện Vương Miên Thẩm - 3 người con được cho là giỏi văn thơ nhất của vua Minh Mạng. Song vì bị nghi ngờ dính dáng đến cái chết của người cháu là Hồng Bảo, Nguyễn Phúc Miên Bửu nhốt mình trong phủ, sau đó qua đời.
Sự kiện lịch sử này khiến một số lượng lớn sáng tác thơ Nôm của vị hoàng tử trẻ (khi chết chưa đến 35 tuổi) không được khắc in, dẫn đến thất lạc. Ngài sáng tác không chỉ thơ chữ Nôm mà còn cả thơ chữ Hán. Sinh thời, GS. Nguyễn Khuê chính là người chuyển ngữ rất sớm thơ của Tương An quận vương. Và điều bất ngờ là tuy lúc dịch thơ còn rất trẻ, nhưng có nhiều bài ông dịch xuất sắc.
Đơn cử, bài Hoài cổ ngâmdài 100 câu, là một trong những bài thơ Nôm còn sót lại của Tương An quận vương, có những câu nhà thơ Nguyễn Khuê dịch xuất thần. Nhà nghiên cứu Nhật Chiêu lý giải, sở dĩ trong Hoài cổ ngâm, Nguyễn Khuê dịch xuất sắc vì ngoài một nhà nghiên cứu, ông còn là một nhà thơ nên chắt chiu và dùng từ thật hay.
Nhà nghiên cứu Nhật Chiêu so sánh GS., dịch giả Nguyễn Khuê với trường hợp Nguyễn Du và Đoàn Thị Điểm khi nói một cách nhanh và sơ lược nhất về văn bản học, cụ thể ở đây là văn bản dịch. Ông cho rằng, văn học Việt Nam chứng kiến 2 trường hợp "dịch giả" đại tài: Nguyễn Du "dịch" (bên cạnh sáng tác) văn liệu Trung Hoa nhưng có sáng tạo, Đoàn Thị Điểm dịch Đặng Trần Côn (Chinh phụ ngâm) cũng tài hoa rất mực. Đến khi Nguyễn Khuê dịch Tương An quận vương, có những câu mà Nhật Chiêu đọc mê mẩn. "Lại có những câu thơ, Tương An dùng chữ không thật hay nên Nguyễn Khuê đã 'chỉnh' lại, dịch thoát nên hay hơn", ông tấm tắc.
Nhưng nhà nghiên cứu Nhật Chiêu cũng thắc mắc, không biết vì "cơn cớ gì" mà trong văn học sử, trường hợp của Tương An quận vương Miên Bửu gần như bị lãng quên. Đến khi GS. Nguyễn Khuê tiến hành nghiên cứu về trường hợp này, thơ ca của ngài Tương An mới được hồi phục về đúng chân giá trị của nó.
GS. Nguyễn Khuê là người có công trong việc phục hồi vị trí trong văn học sử cho nhà thơ Tương An. Công trình nghiên cứu - biên khảo - dịch Tâm trạng Tương An quận vương qua thi ca của ôngcủa GS. Nguyễn Khuê được Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa xuất bản từ năm 1970. Cho đến nay, đây vẫn là công trình đầy đủ nhất về cuộc đời, sự nghiệp của ngài Tương An.