Ngày 3/10,ệmbánhmìPhượngbịđìnhchỉhoạtđộngtháđập nồi bán sắt đi học theo quyết định xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm, tiệm bánh mì Phượng ở Hội An, thực hiện không đúng quy định về chế độ kiểm thực phẩm 3 bước; lưu mẫu thức ăn; không có dụng cụ thu gom, chứa rác thải đảm bảo vệ sinh; dụng cụ sơ chế biến chưa đảm bảo an toàn...
Cơ sở này còn vi phạm quy định về chế biến, cung cấp, bán thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng sức khỏe của 5 người trở lên.
Cơ sở có động thái khắc phục, bồi thường sau khi xảy ra ngộ độc bằng việc chịu chi phí điều trị cho nạn nhân. Đây là tình tiết giảm nhẹ so với đề xuất của Sở Y tế Quảng Nam hôm 28/9, là yêu cầu dừng hoạt động 5 tháng, xử phạt hơn 110 triệu đồng.
Từ những vi phạm trên, tiệm Phượng bị phạt 96 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 3 tháng. Cơ sở phải hoàn trả kinh phí khám, điều trị cho các cá nhân, tổ chức bị ngộ độc; chi phí vận chuyển mẫu cho Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Nam. Cơ sở khắc phục hậu quả đối với những người bị ngộ độc trong 10 ngày kể từ khi nhận quyết định.
Trong hai ngày 11 và 12/9 có 3.600 người ăn bánh mì mua từ tiệm Phượng. Sau đó, 313 trường hợp bị ngộ độc, trong đó có 103 người nước ngoài. 273 người phải nhập viện, 40 người điều trị tại nhà và khai báo qua điện thoại, không có ca tử vong.
Nguyên nhân gây ngộ độc là thịt heo xíu và rau xà lách, rau răm, hành, dưa leo trong bánh mì bị nhiễm khuẩn Salmonella. Kết luận này căn cứ vào kết quả kiểm nghiệm các mẫu cũng như phân của bệnh nhân ngộ độc, từ Viện Pasteur Nha Trang.
Bà Trương Thị Phượng, 60 tuổi, chủ tiệm, nói hoạt động hôm 11/9 (ngày bắt đầu xảy ra vụ ngộ độc) bình thường như 34 năm qua. Toàn bộ quy trình nhập nguyên liệu, chế biến, bán hàng được bà Phượng giám sát mỗi ngày; thực phẩm mua từ các mối quen.